Trà gừng là loại trà có nhiều công dụng. Nó có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bạn một cách hiệu quả từ sâu bên trong. Khi dùng một ly trà gừng ấm, bạn có thể giảm đau, chống say tàu xe, giảm stress, bảo vệ hệ tim mạch…
Trà gừng là loại trà đã quá quen thuộc với các gia đình Việt. Vì nó được sử dụng rộng khắp ở Việt Nam từ nhiều năm qua. Những năm gần đây, không chỉ người cao tuổi, những người chú ý đến việc thực dưỡng hay chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược, thảo mộc tự nhiên mà nhiều bạn trẻ cũng thích uống trà gừng.
Loại trà này đã xuất hiện trong thực đơn của nhiều địa chỉ bán đồ uống, nước giải khát, thậm chí là những cửa hàng đồ uống cao cấp dành cho giới trẻ. Ở mỗi gia đình, mỗi địa chỉ bán đồ uống, trà gừng có thể được pha bằng một công thức riêng để đảm bảo hương vị hay công dụng cho sức khỏe.
Trà gừng là gì?
Trà gừng là tên gọi chung của tất cả những loại trà được pha bằng nguyên liệu chính là gừng tươi (sinh khương). Đây củ của loại cây có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nó còn có nhiều tên gọi khác như sinh khương, can khương, bào khương….
Không chỉ được yêu thích ở Việt Nam, gừng cũng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận được dùng nhiều nhất của cây gừng là phần thân rễ hay còn gọi là củ gừng. Về thành phần hóa học, bên trong củ gừng thường chứa từ 2 đến 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu ích như: zingiberen, sesquiphellandren và beta-bisabolen.
Nó cũng chứa một lượng nhỏ các hợp chất cay như gingerol và shogaol (phần lớn trong số đó là 6-gingerol). Vì vậy, khi dùng gừng làm gia vị, làm thuốc hay pha trà gừng, bạn có thể cảm nhận vị hơi tê tê, cay cay đặc trưng.
Nhìn chung, trà gừng không phải là tên của một loại trà duy nhất mà là tên gọi chung của tất cả những loại trà được pha bằng củ gừng, mang hương vị đặc trưng của củ gừng. Nó không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị bệnh và bảo vệ cơ thể.
Trà gừng có tác dụng gì?
Vì được pha từ gừng nên các loại trà gừng đều giữ nguyên công dụng của vị thuốc này với sức khỏe. Cụ thể, theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Nó có khả năng phát biểu, tán hàn, ôn trung, giải độc, tiêu đàm, hành thủy rất tốt.
Thậm chí, theo thông tin trên website của Sở Y tế Hà Nội, gừng còn có nhiều công dụng trong việc giảm chóng mặt, hoa mắt, làm trẻ hóa làn da, làm mờ sẹo, giảm đau, chống viêm, phòng ngừa một số chứng bệnh về răng miệng. Nó cũng có tác dụng giải rượu, kích thích tóc mọc nhanh, kích thích lưu thông máu để da dẻ trở nên hồng hào, khỏe khoắn. Tùy vào tình trạng và cách bào chế mà gừng còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Ví dụ:
- Gừng sống hay còn gọi là sinh khương có khả năng phát tán phong hàn, chống nôn ói vô cùng hiệu quả.
- Còn gừng khô được gọi là can khương. Vị thuốc này nóng hơn gừng tươi nhưng lại có công dụng làm ấm tỳ vị rất tốt.
- Vỏ gừng được gọi là khương bì với tác dụng lợi tiểu….
Không chỉ y học cổ truyền mà các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh nhiều công dụng tuyệt vời của gừng với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính và bạn nhất định phải biết:
Tác dụng của trà gừng với sức khỏe
- Trà gừng lại rất tốt cho hệ tim mạch. Một cốc trà gừng ấm có thể đem đến nhiều tác động tuyệt vời như: hỗ trợ hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, giảm chứng ợ nóng, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Qua đó, ngăn ngừa các cơn đau tim, thậm chí là đột quỵ.
- Nhắc đến các công dụng của trà gừng với sức khỏe thì không thể không nhắc đến công dụng giảm đau, chống viêm. Đây cũng là công dụng đã được nhiều nghiên cứu khoa học thực tế chứng minh. Hơn nữa, khả năng giảm đau của gừng rất đa dạng. Nó có thể giúp bạn giảm đau đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, đau cơ và đau do viêm xương khớp gây ra.
- Việc uống quá nhiều trà gừng có thể gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng ở liều lượng phù hợp thì các chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp bạn giảm stress, tăng cường khả năng miễn dịch. Thậm chí, chỉ cần hít hơi nóng tỏa ra từ ly trà cũng có thể giúp bạn làm thông đường thở, giảm cảm giác nghẹt mũi và các vấn đề về hô hấp do cảm lạnh, dị ứng gây ra.
- Nguồn chất chống oxy hóa phong phú là nguyên nhân chính làm nên nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của trà gừng. Trong đó có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, gừng cũng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giảm tình trạng chuột rút ở cơ, giảm đau do bệnh răng miệng, giảm cảm lạnh, cảm cúm…
Tác dụng của trà gừng với sắc đẹp
- Một nghiên cứu được công bố của Đại học Columbia New York Mỹ cho thấy, việc uống trà gừng nóng giúp giảm cảm giác đói, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện và đưa ra kết quả tương tự. Vì vậy, trong những năm gần đây, rất nhiều chị em sử dụng trà thường xuyên như một loại đồ uống giảm cân, bảo vệ sức khỏe.
- Các món ăn, đồ uống có thành phần từ gừng tươi như trà gừng giúp làm mềm da, cải thiện độ đàn hồi, làm mờ sẹo. Với những vết sẹo lớn, bạn có thể cắt một lát gừng tươi, xoa vào vết sẹo, sau đó để khô. Làm liên tục 2 – 3 lần/ ngày, kiên trì áp dụng vài tuần để thấy hiệu quả. Với người muốn trẻ hóa làn da, có thể trộn bột gừng với mật ong và nước cốt chanh theo tỉ lệ 2:1:1 để đắp lên mặt. Massage nhẹ nhàng và giữ trong 30 phút rồi mới rửa sạch bằng nước ấm….
- Gừng còn có khả năng thúc đẩy lưu thông máu rất tốt. Vì vậy, khi đắp trên da, nó sẽ giúp chị em giảm tình trạng sắc mặt nhợt nhạt để da dẻ trở nên hồng hào, khỏe khoắn hơn.
- Nước gừng ấm cũng có thể được dùng thay dầu gội đầu để giảm gầu, kích thích mọc tóc. Vì gừng là nguyên liệu có khả năng khử trùng rất tốt. Nó có thể làm sạch da đầu, ngăn hình thành gầu. Nó cũng kích thích lưu thông máu để nang tóc khỏe, giúp tóc mọc nhanh.
Tác dụng khác của trà gừng
- Các thành phần hữu ích trong gừng như tinh dầu thơm hay các hợp chất phenol được gọi là gingerol có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị, phẫu thuật hay say tàu xe. Vì vậy, nếu cảm thấy chóng mặt khó chịu khi đi tàu xe, bạn có thể để mang theo một bình trà gừng nóng để uống. Sau khi phẫu thuật, nếu có dấu hiệu buồn nôn, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng trà gừng.
- Gừng có khả năng giải rượu. Do đó, sau khi uống nhiều rượu bia, bạn có thể dùng một cốc trà gừng ấm để bớt say, giảm tác động tiêu cực của rượu….
Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi uống trà gừng
Trà gừng có rất nhiều tác động tích cực với sức khỏe người dùng. Nhưng ngoài những tác dụng tích cực, gừng cũng có thể gây ra một số rủi ro ngoài ý muốn. Đặc biệt là khi bạn uống quá nhiều hoặc thuộc nhóm đối tượng không phù hợp để uống trà gừng. Dưới đây là các tác dụng phụ phổ biến khi uống trà làm từ gừng mà bạn cần thận trọng.
Gây khó chịu trong bụng
Trà gừng có tính ấm, có thể làm nóng để giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhất là những trường hợp bị đau bụng do lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người uống trà có thể bị đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn có thể kiểm soát nhanh bằng cách giảm lượng gừng dùng để pha trà. Tốt nhất nên pha dưới 10g gừng tươi/ ngày.
Gây tụt huyết áp
Nhiều người nghĩ các thảo dược nóng như gừng chỉ ảnh hưởng xấu đến người cao huyết áp. Người huyết áp thấp có thể thoải mái sử dụng. Nhưng trên thực tế, gừng là vị thuốc có thể làm giảm huyết áp và làm loãng máu. Do đó, nếu là người huyết áp thấp thì bạn có thể có cảm giác choáng váng, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn sau khi uống trà gừng.
Trường hợp bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc hạ áp thì càng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng để biết nên uống lúc nào, uống bao nhiêu, uống như thế nào….
Phản ứng dị ứng trên da
Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng hay khó chịu trong bụng thường xuyên xuất hiện sau khi bạn dùng những loại thực phẩm nóng như gừng. Nhưng đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Bạn có thể kiểm soát nhanh bằng cách giảm lượng gừng tiêu thụ. Nó không phải là dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng gừng.
Bởi khi bị dị ứng với gừng hay trà gừng, bạn sẽ bị nổi mẩn ở miệng, có cảm giác râm ran khó chịu ở vùng miệng ngay sau khi uống trà. Thậm chí, nếu bị nặng, bạn có thể bị nổi mẩn, ngứa ngáy ở các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu đã có tiền sử bị dị ứng gừng thì tốt nhất bạn không nên sử dụng gừng tươi hoặc các thực phẩm, đồ uống từ gừng.
Lưu ý: Trên đây là các tác dụng phụ chính của trà gừng. Nếu xuất hiện một trong những tác dụng không mong muốn này, bạn nên ngừng uống trà gừng hoặc giảm lượng gừng sử dụng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Khi nào nên pha và sử dụng trà gừng?
Thảo dược nào cũng có tính hai mặt. Nếu dùng đúng cách, nó có thể rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, càng là những vị thuốc có dược tính cao thì khi dùng sai cách tác dụng phụ càng lớn, càng nguy hiểm. Vậy khi nào nên pha và sử dụng trà gừng?
Nên uống trà gừng vào buổi sáng
Dân gian Trung Quốc từng truyền câu “Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng” để nói về việc thời điểm ăn gừng tốt nhất là vào buổi sáng và thời điểm không nên ăn gừng là vào buổi tối.
Cũng liên quan đến vấn đề này, dân gian xưa còn có câu rằng “Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm còn buổi tối ăn gừng thì như ăn thạch tín” (thạch tín là một loại thuốc độc cực kỳ nguy hiểm).
Lý do là vì gừng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, kích thích để dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa làm tăng nhu động ruột, tăng co bóp dạ dày. Nó cũng có khả năng kháng khuẩn cực kỳ mạnh mẽ. Vào buổi sáng, khí trong dạ dày của chúng ta thường tích tụ nhiều. Việc ăn một chút gừng hay uống một cốc trà gừng ấm sẽ giúp kiện tỳ, ôn vị để dương khí bốc lên, giúp người dùng có cảm giác khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
Còn trong buổi tối, dương khí trong cơ thể thường thu lại, âm khí thịnh. Lúc này, việc uống trà gừng với tính nóng sẽ gây xung khắc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không uống trà gừng trong mùa Thu
Không chỉ cần chú ý đến thời điểm uống trà gừng trong ngày, một số y thư cổ cũng nhấn mạnh không nên uống trà gừng trong mùa Thu. Vì trong mùa Thu, thời tiết thường khô ráo, dễ gây tổn thương phế, việc uống trà pha từ gừng với vị cay, tính nóng có thể khiến phế bị tổn thương nặng hơn, gây tăng mất nước, khô khan, táo khát trong cơ thể.
Quan điểm này của y học cổ truyền cũng đã được được một số nghiên cứu y học hiện đại chứng minh. Do đó, nếu đang băn khoăn không biết khi nào nên pha và sử dụng trà gừng thì đáp án dành cho bạn là nên pha trà vào buổi sáng sớm. Bạn cũng có thể uống trà vào các thời điểm khác trong ngày nhưng tuyệt đối không uống trong buổi tối.
Nếu tính theo mùa thì nên hạn chế uống trà gừng trong mùa thu. Ngoài ra, vì là vị thuốc có tính ấm nên khi tiếp xúc với không khí lạnh (vừa đi bên ngoài về hoặc khi đang bị các chứng bệnh do hàn như cảm lạnh, cảm cúm), bạn có thể uống trà ấm để cải thiện tình trạng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Cách pha trà gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe
Có rất nhiều cách để làm trà gừng ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo để dễ dàng pha và thưởng thức. Cụ thể:
Cách pha trà gừng tươi
Đây là cách pha trà gừng truyền thống, được nhiều người áp dụng. Đặc biệt là những gia đình có trồng gừng tươi trong khuôn viên vườn nhà. Vì trà gừng tươi không chỉ có hương vị tốt mà còn có mùi hương nồng đậm và rất tốt cho sức khỏe.
Để pha trà gừng tươi, bạn chỉ cần chuẩn bị 4 – 6 lát gừng, rửa sạch (Một số người có thói quen gọt bỏ vỏ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng vỏ gừng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể pha trà gừng cả vỏ để tăng thêm lợi ích cho cốc trà).
Đem gừng tươi thái thật nhỏ, cho vào nồi với 200ml nước. Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, để trong 10 – 20 phút. Trà gừng tươi không như lá trà khô, dù bạn đun lâu, đun kỹ thì cũng không ảnh hưởng đến hương vị của trà mà chỉ khiến trà đậm hơn, thơm hơn, cay hơn. Cuối cùng, tắt bếp, để nồi trà gừng nguội bớt rồi thêm thêm vài giọt nước cốt chanh và một chút mật ong vào để gia tăng hương vị.
Thậm chí, nhiều người cũng đang pha trà gừng sữa. Để pha trà gừng sữa, bạn cần đun nước trà gừng theo cách trên. Sau đó, tắt bếp, đổ khoảng 350ml sữa vào khấy đều. Đun trà sữa với lửa nhỏ trong 5 phút thì bắc xuống, để nguội. Sau đó, thêm đường hoặc mật ong theo đúng sở thích. Loại trà này không chỉ có các công dụng cơ bản của trà gừng mà còn rất thơm ngon, dễ uống, được lòng giới trẻ.
Cách pha trà gừng khô hoặc pha trà bằng bột gừng
Nếu sống ở các thành phố lớn, không có sẵn rừng tươi trong nhà hay không muốn mất nhiều thời gian để nấu trà gừng tươi thì bạn có thể làm gừng khô hoặc bột gừng để tiện cho việc pha trà. Cách làm gừng khô rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua 1kg gừng tươi về. Chọn củ gừng ta nhỏ, chắc, vỏ có màu vàng đẹp mắt. Đem gừng rửa sạch, thái lát, cắt nhỏ, phơi khô, cho vào hộp thủy tinh đậy kín. Hoặc bạn có thể đem gừng khô tán bột rồi mới bảo quản.
Mỗi lần muốn pha trà, bạn chỉ cần lấy từ 1 – 3g gừng khô, cho vào cốc, thêm 100ml nước nóng, đậy nắp lại để các hợp chất hữu ích trong gừng khô nấm ra nước trà. Hoặc bạn cũng có thể lấy nửa kia cà phê bột gừng, cho vào gốc, chế thêm 100ml nước nóng vào khuấy đều để thưởng thức.
Cách pha trà gừng này đơn giản, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, bạn cần cần thường xuyên kiểm tra gừng khô hoặc bột gừng đã làm. Nếu thấy có dấu hiệu mốc hỏng thì nên ngừng sử dụng ngay.
Cách pha trà gừng mật ong
Rất nhiều quán đồ uống đang bán trà gừng mật ong. Vì vậy, khi muốn thưởng thức, bạn có thể đặt mua để không mất công chuẩn bị. Nhưng nếu làm tại nhà, bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng của trà. Có thể kiểm soát kỹ từng khâu, từng bước trong việc làm trà gừng mật ong.
Hơn nữa, cách làm trà gừng mật ong rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nhánh gừng nhỏ (dài cỡ 1 đốt ngón tay), 2 muỗng canh mật ong. Đem gừng rửa sạch, xắt thành từng lát nhỏ (bạn có thể gọt vỏ hoặc không tùy theo sở thích). Sau đó, cho gừng vào ly, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút. Thêm mật ong vào khi nước trà còn nóng để thưởng thức. Trà gừng mật ong vừa thơm vừa ngọt mà còn giúp giải cảm và trị ho rất tốt.
Cách pha trà gừng đường đỏ
Không chỉ mật ong, đường đỏ cũng thường xuyên được dùng để pha trà gừng. Tương tự như cách pha trà gừng mật ong, bạn chỉ cần pha một ly trà gừng ấm áp và thêm đường đỏ vào lúc trà vẫn còn nóng, khuấy đều để thưởng thức.
Tuy nhiên, đường đỏ là thực phẩm giàu năng lượng. Do đó, không nên uống trà gừng đường đỏ quá thường xuyên vì nó có thể gây tăng cân. Những người nhạy cảm với đường như người bị bệnh tiểu đường, người đang bị thừa cân, béo phì, người đang áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân càng không nên áp dụng công thức pha trà gừng này.
Lưu ý khi uống trà gừng tại nhà
Trong quá trình sử dụng trà gừng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vị thuốc này, không nên uống trà gừng quá nhiều, quá thường xuyên…..
- Phụ nữ đang mang thai được khuyên nên dùng trà gừng để chữa chóng mặt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng tối đa 1,000mg gừng/ ngày. Tuyệt đối không dùng nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, bạn càng nên hạn chế dùng trà gừng.
- Bệnh nhân đang bị sỏi mật, người âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư với dấu hiệu mồ hôi ra nhiều hoặc mới mất máu nghiêm trọng cũng không được dùng gừng.
- Gừng là vị thuốc có tính nóng. Do đó, những người đang mắc các chứng bệnh do nhiệt hay đang bị nóng gan, nổi nhiều mụn nhọt cũng không nên dùng trà gừng.
- Người đang dùng các loại thuốc điều trị cũng nên thận trọng khi dùng trà gừng. Vì trà có thể dẫn đến tương tác thuốc, gây các triệu chứng không mong muốn.
- Khi pha trà gừng, tuyệt đối không dùng gừng tươi đã bị dập. Vì sau khi dập, củ gừng sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử tế bào gan. Việc dùng thường xuyên có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản….
Tạm kết:
Trên đây là một số thông tin về trà gừng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm về trà gừng hoặc tìm hiểu về các loại trà thảo dược chất lượng cao, tốt cho sức khỏe khác. Bạn có thể truy cập vào website của Trà Biếu – đơn vị chuyên phân phối các loại trà chất lượng cao.
Tại Trà Biếu, bạn không chỉ thoải mái tham khảo, mua những loại trà chất lượng để thưởng thức mà còn có thể dễ dàng chọn mua các món quà sức khỏe để tặng cho người thân, bạn bè hay đối tác, khách hàng. Với chất lượng tốt, quy cách đóng gói linh hoạt, bao bì sang trọng, các sản phẩm của Trà Biếu sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.