Bạn nghe nhiều người truyền tai nhau về trà cung đình Huế nhưng chưa biết loại trà này được làm từ những thành phần nào, có công dụng ra sao, có tốt cho sức khỏe không… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ về trà cung đình Huế – một trong những loại danh trà của Việt Nam.
Trà cung đình Huế là gì?
Nhắc đến cuộc sống của vua chúa thời xưa, người ta thường nghĩ ngay đến lối sống ngập tràn vàng son, sơn trân hải vị. Đồng thời, không ít người cũng băn khoăn, thắc mắc không biết vua chúa thời xưa ăn uống thế nào, những loại đồ ăn thức uống đó có gì đặc biệt….
Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì có thể mua và thưởng thức trà cung đình Huế – một trong những loại đồ uống của vua chúa vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Theo nhiều nguồn tin, đây là loại trà mà các bậc vua chúa, giới quý tộc sống ở Cố đô Huế xưa rất yêu thích. Nó đóng góp lớn cho việc bảo vệ long thể của vua, sức khỏe của các thành viên trong hoàng tộc và quan đại thần.
Ngoài công dụng cho sức khỏe, trà cung đình Huế cũng được xem là trải nghiệm vị giác đặc biệt, là thú vui của giới quyền quý xưa. Vì thời đó, văn hóa thưởng trà chỉ diễn ra trong hoàng cung. Dân thường rất ít có điều kiện để dùng trà. Càng không thể dùng loại trà được làm từ nhiều thảo dược quý như trà cung đình.
Thành phần trà cung đình Huế
Khác với trà xanh, hồng trà hay bạch trà thông thường, trà cung đình Huế được làm từ nhiều loại thảo mộc khác nhau. Mỗi loại lại có đặc tính, hương vị và dược tính riêng. Chúng được kết hợp hoàn hảo theo bí quyết đặc biệt để tạo nên loại trà cung đình Huế có hương vị thơm ngon và nhiều công dụng cho sức khỏe.
Đến nay, bí quyết làm trà cung đình vẫn lưu truyền và được nhiều cơ sở sản xuất trà tại Huế phát triển. Các sản phẩm trà cung đình Huế với trọng lượng và quy cách đóng gói khác nhau đang được bày bán rộng khắp trên thị trường để người Việt dễ dàng thưởng thức loại trà của vua chúa này. Dưới đây là 16 thành phần quen thuộc thường được dùng để làm trà cung đình Huế:
Hoa atiso đỏ
Hoa atiso đỏ còn gọi là bụt giấm hay bụp giấm. Hoa có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ bông, có nguồn gốc từ Tây Phi. Loại hoa này đang được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để lấy lá và đài hoa làm rau chua. Nó cũng thường được dùng làm thuốc vì có khả năng giải độc gan và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa; phòng ngừa các chứng bệnh ở hệ tim mạch; ngăn ngừa, kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường; hỗ trợ điều trị thiếu máu, thiếu sắt.
Đặc biệt, hoa atiso đỏ có chứa nguồn chất chống oxy hóa phong phú và có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư cực kỳ hiệu quả. Loại hoa này còn thường được dùng để để hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng, làm đẹp da, giảm mụn nhọt (nhất là những người bị mụn nhọt do nhiệt độc tích tụ gây ra).
Hoa cúc
Rất nhiều loại trà thảo mộc phổ biến trên thị trường có thành phần là hoa cúc khô. Nhưng không phải loại hoa cúc nào cũng được dùng để làm trà. Cụ thể, hiện trên thế giới có rất nhiều loại hoa cúc. Nhưng chỉ có một số loại có công dụng đặc biệt tốt, thường được dùng để làm trà. Ví dụ như loại hoa cúc vàng nhỏ có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae.
Theo y học cổ truyền, loại hoa cúc này có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt. Vì vậy, nó thường được dùng trong việc tiêu độc, nhuận gan, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây ra. Đồng thời, các thành phần hữu ích trong hoa cúc khô cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm căng thẳng lo âu, điều trị chứng mất ngủ, giúp người dùng ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
Ở nữ giới, việc dùng trà hoa cúc hoặc các loại trà thảo mộc có thành phần từ hoa cúc như trà cung đình Huế giúp giảm đau bụng kinh, phòng ngừa ung thư vú và nhiều loại ung thư khác…
Hoa nhài
Mùi hương thanh nhã của hoa nhài giúp giảm stress hiệu quả. Nó cũng giúp ổn định tinh thần để người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ở những người đang bị trằn trọc, khó ngủ, ngủ không yên giấc thì việc ngửi mùi hương từ hoa ngày sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ để bạn có thể tái tạo năng lượng hiệu quả. Có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài công dụng với giấc ngủ và hệ thần kinh, hoa nhài còn giúp người dùng giảm nguy cơ mắc ung thư, giảm cholesterol máu, dự phòng nguy cơ bị cảm lạnh cảm cúm, chống lại các vi khuẩn gây hại, điều hòa quá trình lưu thông máu, kiểm soát đường huyết để phòng bệnh tiểu đường…
Với nhan sắc, việc uống những loại trà thảo mộc có thành phần là hoa nhà như trà cung đình Huế giúp giảm cân hiệu quả. Trà còn giúp người dùng có tâm trạng thoải mái, có tinh thần tỉnh táo để duy trì nhan sắc rạng ngời, tràn đầy sức sống.
Hoa hòe
Thành phần hữu ích tiếp theo bên trong trà cung đình Huế là hoa hòe hay còn được gọi là hòe hoa. Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng chính là lương huyết, chỉ huyết. Vì vậy, nó thường được dùng trong việc hỗ trợ điều trị các trường hợp huyết nhiệt, chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa (với triệu chứng đại tiện ra máu)….
Ngoài ra, hoa hòe cũng giúp ổn định huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, hỗ trợ điều trị sau tai biến mạch máu não…. Khi được kết hợp với các thảo dược khác trong công thức làm trà cung đình Huế, hoa hoè sẽ phát huy tối đa công dụng để phòng ngừa các triệu chứng, biến chứng do bệnh huyết áp cao gây ra.
Hoa hồi
Hoa hồi là loại thảo mộc có nguồn gốc từ vùng núi rừng phía Bắc của nước ta. Nó đang được sử dụng để làm gia vị cho nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt là trong các công thức nấu phở cổ truyền của người Việt.
Ngoài được dùng như một gia vị đặc biệt, hoa hồi cũng được sử dụng trong trà như một liệu pháp để hỗ trợ điều trị đau bụng và thấp khớp. Khi dùng sau bữa ăn, các loại trà có thành phần là hoa hồi như trà cung đình Huế giúp kích thích hệ thống tiêu hóa để giảm đầy bụng, khó tiêu….
Cỏ ngọt
Cỏ ngọt (Stevia Rebaudiana) là thành phần chính để tạo nên vị ngọt đặc trưng cho trà cung đình Huế. Hơn nữa, dù có hương vị ngọt ngào (gấp 300 lần đường mía) nhưng loại cỏ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến đường huyết. Nó giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết để phòng triệu chứng, biến chứng của bệnh. Nó cũng giúp những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường phòng ngừa căn bệnh này.
Ngoài hàng loạt công dụng tuyệt vời với người bệnh tiểu đường, cỏ ngọt còn giúp ích rất nhiều trong việc duy trì nhan sắc tươi trẻ cho chị em phụ nữ. Cụ thể, các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng cỏ ngọt giúp giảm mạnh nếp nhăn ở người ngoài 30 tuổi – giai đoạn làn da bắt đầu lão hóa mạnh.
Cỏ ngọt cũng giúp giảm tiết bã nhờn trên da để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Với người bị bệnh viêm da, cỏ ngọt có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời, nó cũng điều chỉnh màu sắc để làn da trở nên sáng trắng, mịn màng hơn.
Tim sen
Tim sen là phần mầm cây màu xanh bên trong hạt sen. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có vị đắng, tính hàn với khả năng an thần hiệu quả. Nó còn chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như: nucifera, nelumbin, liensinin… Những thành phần này giúp chống rối loạn nhịp tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.
Đồng thời, nó cũng tác động đến hệ thống thần kinh để ổn định giấc ngủ, giúp người dùng ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Vì vậy, tim sen đang được thêm vào nhiều loại trà cao cấp như trà cung đình Huế để an thần, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Hoài sơn
Hoài sơn còn có một tên gọi quen thuộc hơn là củ mài. Đây là thực phẩm được nhiều người Việt sử dụng từ nhà hàng nghìn năm qua. Nó cũng được dùng để làm kẹo củ mài – loại kẹo đang được bán ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Theo các tài liệu y học, củ mài rất giàu chất dinh dưỡng. Nó được xếp vào nhóm các vị thuốc bổ với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bổ thận, bổ phổi, kích thích tiêu hóa, giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến phổi – phế quản. Nó cũng giúp cân bằng âm dương, sinh tân dịch để người dùng có cơ thể khỏe mạnh.
Đẳng sâm
Đẳng sâm có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae). Phần quý giá nhất trên cây là củ đẳng sâm. Nó thường mọc sâu dưới lòng đất với chiều dài từ 70 – 100cm.
Về công dụng, củ đẳng sâm thuộc nhóm các loại thuốc bổ có vị ngọt, tính bình, đi vào kinh tỳ và phế. Nó có khả năng bổ trung, ích khí, sinh tân dịch, dưỡng huyết, kiện tỳ. Vì vậy, nó thường được dùng trong trường hợp người bị tỳ vị hư nhược, thể trạng mệt mỏi, vô lực, khí hư huyết hư, ăn kém, đại tiện lỏng.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh vị thuốc được ví như nhân sâm của người nghèo này có khả năng cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi, kích thích lưu thông máu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, ổn định đường huyết, giảm đau, chống ho….
Khi kết hợp với 15 vị thuốc khác trong công thức làm trà cung đình Huế, đẳng sâm sẽ phát huy tối đa công dụng để bồi bổ cho người dùng. Cũng nhờ có những vị thuốc bổ như đẳng sâm nên trà cung đình Huế được xem là bí quyết để bảo vệ long thể của vua chúa thời xưa. Giúp vua chúa có sức khỏe cường kiện, có tinh thần minh mẫn để xử lý các công việc đại sự trong cả nước.
Các thành phần khác
Ngoài có thành phần hữu ích trên, trà cung đình Huế còn được làm từ nhiều vị thuốc khác như: Cam thảo bắc, Thảo quyết minh, Kỷ tử, Đại táo, Hồng táo, Khổ qua, Nụ vối. Những vị thuốc này không chỉ giúp trà cung đình Huế có hương vị đặc biệt mà còn gia tăng công dụng cho loại danh trà này.
Cũng nhờ được làm từ các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, được tuyển chọn kỹ lưỡng, được kết hợp hoàn hảo nên trà cung đình Huế đã liên tục được tin dùng trong suốt nhiều thế kỷ. Đến ngày nay, đây vẫn là loại trà được nhiều người yêu thích, nhất là những người chú ý đến vấn đề dưỡng sinh và lối sống lành mạnh.
Công dụng của trà cung đình Huế
Trà cung đình Huế là loại trà được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Mỗi nguyên liệu lại có hương vị và công dụng cho sức khỏe riêng. Nhưng nhìn chung, các nguyên liệu này đã được kết hợp hoàn hảo để phát huy tối đa 10 công dụng đặc biệt quan trọng là:
- An thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon
- Giảm, ổn định huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp
- Giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể
- Ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Giảm đau nhức xương khớp, kích thích lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể
- Tăng cường sinh lực cho nam giới
- Bổ thận, hỗ trợ điều trị sỏi thận
- Thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn hiệu quả
- Giúp phụ nữ giảm cân, giữ dáng, làm đẹp da…
Cách pha trà cung đình Huế
Nhờ được làm từ các loại thảo dược quý, đã được tuyển chọn kỹ lưỡng nên trà cung đình Huế có hương vị thơm dịu, dễ uống. Mùi thơm và hương vị thang ngọt, hấp dẫn của trà sẽ giúp người dùng có sự thoải mái, thư giãn đầu óc, thả lỏng tinh thần. Hơn nữa, cách dùng trà cung đình Huế cũng rất đa dạng. Bạn có thể pha để uống nóng hoặc uống lạnh. Cụ thể:
Cách pha trà cung đình Huế uống nóng
Cách uống trà cung đình Huế truyền thống là uống trà nóng. Đây cũng là cách uống trà rất được người cao tuổi yêu thích. Vì với trà nóng, người uống sẽ cảm nhận hết được mùi thơm và hương vị đặc biệt của các loại thảo mộc bên trong trà. Để pha trà cung đình Huế uống nóng, bạn nên chuẩn bị ấm sứ hay ấm đất nung. Đây là những loại ấm giúp chết hết các dưỡng chất quý bên trong trà. Ấm cũng giữ được độ ấm lâu hơn để hương vị của trà thêm thuần khiết.
Không chỉ với trà cung đình Huế mà với bất kỳ loại trà pha dạng nóng nào, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng ấm sứ hoặc ấm đất nung. Trường hợp muốn ấm trà thêm đẹp mắt, bạn có thể chọn ấm thủy tinh. Nhưng loại ấm này sẽ không giữ nhiệt tốt như ấm sứ hay ấm đất nung.
Nguyên liệu
- 10 – 15g trà cung đình Huế
- 1 ấm sứ hoặc ấm đất nung đã rửa sạch
- 200 – 400ml nước sôi tùy theo kích cỡ ấm
Cách pha trà
- Bước 1: Đổ trà vào ấm, trộn đều, dùng nước sôi tráng trà. Việc tráng trà sẽ giúp đánh thức hương vị và loại bỏ bụi bẩn, cặn bám trên lá trà.
- Bước 2: Rót từ 200 – 350ml nước vào (tùy theo thể tích của ấm trà và thói quen uống trà đậm – nhạt khác nhau).
- Bước 3: Hãm trà trong khoảng 5 – 7 phút để hợp chất hữu ích trong các loại thảo dược thôi hết ra nước trà.
- Bước 4: Rót trà ra chén để thưởng thức.
Cách pha trà cung đình Huế dạng lạnh
Ngoài cách uống trà cung đình Huế dạng nóng, bạn có thể uống trà cung đình Huế dạng lạnh. Đây là cách uống trà rất được các bạn trẻ yêu thích. Đặc biệt là với nữ giới, những người muốn dùng trà để chăm sóc sắc đẹp, duy trì dung nhan tươi trẻ.
Hơn nữa, dù trà dạng lạnh không giữ được hương vị thuần khiết, mùi thơm nồng đậm như trà nóng nhưng đổi lại bạn sẽ có cảm giác thanh mát, sảng khoái. Nó rất thích hợp cho những ngày hè nóng nực. Thậm chí, bạn có thể dùng trà cung đình Huế lạnh để để giải nhiệt nhanh, hỗ trợ điều trị cảm nóng.
Cách pha trà cung đình Huế dạng lạnh cũng không cầu kỳ như pha trà uống nóng. Bạn có thể cho vào nồi lớn để nấu mà không cần phải pha nhiều lần trong ngày.
Nguyên liệu
- 30g trà cung đình Huế
- 1 nồi nhôm sạch để nấu trà
- 2 – 3 lít nước
Cách pha trà
- Bước 1: Tương tự như cách pha trà nóng, bạn cũng nên trộn đều phần trà dự định pha. Tráng qua nước sôi để đánh thức mùi hương bên trong trà.
- Bước 2: Cho trà vào rồi đã chuẩn bị sẵn, đổ nước vào đun sôi. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước đun trà linh hoạt tùy theo thói quen uống của bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Bước 3: Đun đến khi nồi trà sôi thì hạ lửa nhỏ, đun tiếp trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội.
- Bước 4: Rót trà cung đình Huế đã nấu ra bình (tốt nhất là bình thủy tinh), để vào ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày.
Một số câu hỏi về trà cung đình Huế
Trà cung đình Huế được xếp vào nhóm danh trà của Việt Nam. Loại trà từng được vua chúa tin dùng này đang đem đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe người dùng. Nó cũng có hương vị thơm ngọt, hấp dẫn nên còn được dùng làm quà biếu tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, khách hàng…. Đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình.
Tuy nhiên, để hiểu đúng, hiểu đủ về trà cung đình Huế. Để sử dụng trà cung đình Huế một cách tốt nhất, bạn nên biết một số câu hỏi quan trọng về loại trà này và đáp án tương ứng. Đó là:
Khi pha trà cung đình Huế cần lưu ý những gì?
Trong quá trình pha và sử dụng trà cung đình Huế, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý về liều lượng, cách pha, cách sử dụng trà. Theo đó:
- Lượng 30g trà cung đình Huế đủ để 1 – 2 người dùng trong ngày. Bạn không nên uống quá nhiều, không để trà qua đêm vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị và công dụng cho sức khỏe. Trường hợp có nhiều người dùng trà, bạn có thể tăng liều lượng theo tỉ lệ này.
- Nếu đun để uống trà cung đình Huế dạng lạnh thì sau khi chắt lấy nước, bạn có thể nhặt táo đỏ, kỷ tử, hoài sơn…. để riêng hoặc cho vào bình trà. Đây đều là những thành phần ăn được và đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Hiện trên thị trường có rất nhiều loại trà cung đình Huế như: Trà Mẫu Hậu, Trà Quý Phi, Trà Minh Mạng, trà G8, trà C9, trà G10…. Mỗi loại trà được làm từ các thành phần khác nhau với những công dụng riêng cho sức khỏe. Do đó, khi mua trà, bạn nên xem xét kỹ thành phần và công dụng ghi trên sản phẩm hoặc có thể trao đổi với chuyên viên tư vấn để tìm ra loại trà phù hợp nhất.
- Như đã chia sẻ ở trên, trà cung đình Huế có nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp của người dùng. Tuy nhiên, để trà phát huy tối đa công dụng thì bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh như: sử dụng thực phẩm sạch, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng giờ….
Trà cung đình Huế có tốt cho bà bầu?
Trà cung đình Huế rất tốt cho chị em phụ nữ, đặc biệt là dòng trà cung đình Quý Phi. Đây là loại trà giúp chị em phụ nữ giảm béo, làm đẹp da, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Thậm chí, có ý kiến cho rằng trà cung đình Huế rất có lợi cho bà bầu. Nó có thể bồi bổ cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, trà cung đình Huế được làm từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Mỗi loại thảo dược lại có tính vị và công dụng riêng. Vì vậy, người dùng trà tuyệt đối không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Với các đối tượng nhạy cảm như: bà bầu, trẻ nhỏ, người đang dùng thuốc điều trị bệnh thì càng nên hạn chế sử dụng trà cung đình Huế nói riêng và các loại trà thảo dược nói chung.
Trường hợp muốn dùng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương án sử dụng phù hợp nhất.
Mua trà cung đình Huế ở đâu?
Hiện trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối trà cung đình Huế. Đồng thời, cũng có nhiều nhà sản xuất trà cung đình Huế khác nhau. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sản xuất, bán trà cung đình Huế chất lượng cao với giá tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Vì vậy, người tiêu dùng thông thái cần kiểm tra thật kỹ để tìm nhà sản xuất, đơn vị phân phối trà thực sự uy tín. Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của bản thân. Trường hợp muốn mua trà cung đình Huế cao cấp, nhất là sản phẩm của thương hiệu uy tín hàng đầu tại vùng đất Cố Đô như trà cung đình Huế Đức Phượng thì bạn nên liên hệ Trà Biếu.
Đây là cửa hàng chuyên phân phối các loại trà chất lượng cao như: trà phổ nhĩ, chè dưỡng nhan, trà gạo lứt xạ đen, trà shan tuyết, trà hoa hồng, trà sâm bí đao…. Mỗi sản phẩm của Trà Biếu đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để người dùng thoải mái truy xuất nguồn gốc và yên tâm sử dụng. Đặc biệt, Trà Biếu còn có dịch vụ giao hàng tận nhà, cho phép khách hàng kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán….
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về trà cung đình Huế. Để đặt mua sản phẩm ngay hôm nay, bạn có thể liên hệ với Trà Biếu – đơn vị chuyên phân phối trà cao cấp tại thị trường Việt Nam!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.