Nhắc đến các loại trà hoa tốt cho sức khỏe, chúng ta không thể bỏ qua loại trà được pha từ hoa hòe khô. Đây là vị thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Hơn nữa, các công dụng của hoa hòe đã được đăng trên website của những cơ quan y tế uy tín như: Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Nam Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương….
Hoa hòe là gì?
Hoa hòe là hoa của cây hòe – loại cây có tên khoa học là Sophora japonica thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Từ lâu, cây hòe đã được trồng làm cảnh và thu hoa làm thuốc. Ở nước ta, cây hòe được trồng nhiều ở Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An. Nó cũng được trồng ở một số tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên – nơi có khí hậu phù hợp với loại cây này. Cho ra loại nụ hoa hòe với hàm lượng dược tính cao, tốt cho sức khỏe.
Ngoài được trồng phổ biến ở Việt Nam, cây hòe còn được trồng ở nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước cùng thuộc khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm của cây hòe
Cây hòe mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên khắp cả nước, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam. Nó là cây thuốc nam quý, cao từ 7 – 10m. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao đến 25m với nhiều nhánh nhỏ, màu xanh lục. Trên nhánh cây non có thể có lông hoặc không có lông. Lá hòe là dạng lá lông chim lẻ, các lá mọc so le, phiến lá dài từ 15 – 25cm. Lá chét có từ 7 – 15 phiến hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài từ 3 – 6cm. Lá nguyên, mặt trên có thể có lông và một lớp phấn trắng.
Hoa hòe có màu trắng xanh, mọc thành từng chùm ở ngọn cành. Chùm hoa có thể dài từ 15 – 30cm với nhiều bông hoa nhỏ. Khi nở, bạn sẽ thấy hoa hòe thường có 5 cánh hoa màu trắng vàng. Các cánh rất mỏng. Trong đó, có hai cánh hoa ở bên ngoài tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, quận lật ra phía ngoài. Các cánh hoa còn lại màu nhạt hơn, có hình tròn dài. Phía dưới có đài hoa hình chuông màu lục. Nhụy hoa màu vàng nâu, giống như sợi râu và một nhụy hình trụ hơi uốn cong….
Cây hòe thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Kết quả trong khoảng tháng 9 đến tháng 10. Quả hòe là dạng quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc. Mỗi quả có từ 1 – 6 hạt màu đen, hình thận….
Cách thu hái và sơ chế hoa hòe
Trên cây hòe có hai bộ phận chính thường được dùng làm thuốc là hoa hòe và quả hòe. Trong đó, hoa hòe còn được gọi là hòe hoa mễ, hòe hoa – Flos Sophorae japonicae. Còn quả hòe được gọi là hòe giác – Fructus Sophorae japonicae. So với quả hòe thì hoa hòe có nhiều công dụng cho sức khỏe hơn cả. Nó cũng được dùng phổ biến hơn.
Tuy nhiên, người có ý định dùng vị thuốc nam này cần chú ý, dù được gọi là hoa hòe nhưng bộ phận dùng làm thuốc không phải là những bông hoa đã bung nở. Thay vào đó, người hái hoa về làm thuốc phải chọn thời điểm hoa sắp nở. Hái lúc những bông hoa đầu càng bắt đầu chuyển sang màu trắng, nụ hoa lớn, căng nhưng chưa nở. Sau khi hái, nụ hoa sẽ được làm sạch, phơi hoặc sấy khô.
Khi khô, nụ hoa sẽ chuyển sang màu vàng, không vụn nát, không lẫn tạp chất và có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Thậm chí, sau khi đem sao vàng hoặc để càng lâu thì hoa hòe khô càng tốt.
Còn phần hoa đã bung nở sẽ không được dùng làm thuốc. Vì các dưỡng chất trong bông hoa đã giảm nhiều so với khi còn là nụ. Hơn nữa, trong quá trình hái và sơ chế, những bông hoa đã nở sẽ dễ bị dập nát, dính bụi bẩn, thậm chí là hư hỏng.
Hoa hòe có tác dụng gì?
Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã chứng minh các công dụng của hoa hòe với sức khỏe con người. Theo đó, trong y học cổ truyền, hoa hòe là vị thuốc có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu rất tốt.
Nó được dùng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh như: phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu. Đặc biệt, hoa hòe là vị thuốc vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Nó còn được dùng để hỗ trợ điều trị sau tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân nhanh khỏe, khắc phục các biến chứng của bệnh….
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều thành phần hữu ích bên trong hoa hòe. Đặc biệt là thành phần rutin (hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) có tác dụng tích cực trong việc điều trị các chứng bệnh ở gan như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C. Nó còn giúp người dùng tăng cường sức đề kháng, nhất là với những người cơ thể gầy yếu, thể trạng suy nhược do bị nhiễm bệnh lao. Dưới đây là là các công dụng chính của hoa hoè với sức khỏe người dùng mà bạn cần biết:
Cầm máu, chữa xuất huyết nội tạng
Một trong những công dụng nổi bật nhất của hoa hòe là cầm máu và chữa xuất huyết nội tạng. Vì trong hoa có nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ như: quercetin, kaempferol, glucosid…. Đặc biệt là rutin – hợp chất chiếm từ 6 đến 30% trong nụ hoa hòe.
Đây là chất có khả năng làm giảm tính thẩm thấu của các mao mạch và làm tăng độ bền của mao mạch. Vì vậy, nó có thể giúp bạn cầm máu hiệu quả, nhất là khi bạn bị chảy máu cam, ho ra máu hoặc xuất huyết nội tạng gây đại tiện ra máu. Nếu muốn cầm máu nhanh hơn, bạn có thể cho hoa hòe khô vào nồi đất, đun lửa to để sao cháy tồn tính.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Trĩ là chứng bệnh quen thuộc của những cư dân hiện đại, đặc biệt là dân văn phòng – những người thường phải ngồi làm việc trong nhiều giờ liền. Về triệu chứng, đây là tình trạng các tĩnh mạch ở phần cuối trực tràng và hậu môn bị sưng và viêm, gây cảm giác đau rát, khó chịu. Trường hợp nặng, lớp màng mạch máu có thể bị căng quá mức, khiến tĩnh mạch lồi ra khỏi hậu môn, chảy máu….
Để đó đối phó với chứng bệnh này, mọi người thường dùng các loại kem bôi, thuốc mỡ hoặc dùng các phương pháp cắt trĩ bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trĩ là chứng bệnh dễ tái phát. Do đó, ngoài việc sử dụng các liệu pháp điều trị hiện đại, một số chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thường khuyên người bệnh dùng các thảo mộc tự nhiên, an toàn, có khả năng loại bỏ căn nguyên gây bệnh trĩ như hoa hòe.
Với nguồn dưỡng chất phong phú, hoa hòe cung cấp hàng loạt chất bổ sung rất tốt cho người bệnh trĩ. Ví dụ như troxerutin với khả năng vận mạch để làm giảm tình trạng sưng viêm ở tĩnh mạch cuối trực tràng hay oxymatrine có khả năng giảm sưng nhanh. Nó sẽ giúp bạn làm giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở các búi trĩ.
Tuy nhiên, người muốn dùng hoa hòe để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cũng cần chú ý, nếu chỉ dùng vị thuốc này thì hiệu quả sẽ rất chậm. Vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp. Đồng thời, áp dụng chế độ dinh dưỡng và thói quen sống hợp lý để chữa bệnh nhanh hơn, ngăn bệnh tái phát.
Ổn định huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp
Đây là công dụng nổi bật nhất của hoa hoè và cũng là công dụng được nhiều người Việt ứng dụng. Vì số bệnh nhân cao huyết áp ở Việt Nam không ngừng tăng. Chứng bệnh này lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hơn nữa, ở người cao tuổi, cao huyết áp là bệnh lý khó điều trị. Người bệnh liên tục phải dùng thuốc ổn định huyết áp.
Rất may, ngoài các loại thuốc Tây chuyên dụng, người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng các vị thuốc nam có tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả như hoa hòe. Theo thông tin trên website của Sở Y tế tỉnh Nam Định, hoa hòe có chứa hoạt chất rutin – đây là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch.
Do đó, nếu sử dụng hoa đều đặn, bạn sẽ ổn định được huyết áp của cơ thể phòng, ngừa huyết áp tăng đột ngột và các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não….
Bảo vệ hệ tim mạch
Trong hoa hòe có nhiều hợp chất hữu ích có thể giúp giảm huyết áp, làm bền thành mạch. Hơn nữa, không chỉ hỗ trợ mạch máu mà loài hoa này còn bảo vệ cả hệ thống tim mạch để bạn có trái tim khỏe mạnh hơn. Nó cũng tác động tích cực trong việc ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Thậm chí, chất oxymatrine trong hoa hòe đã được chứng minh là có thể bảo vệ và cải thiện chức năng tim.
Vì vậy, để duy trì trái tim khỏe mạnh, bạn chỉ cần mua một túi hoa hòe khô chất lượng cao. Thường xuyên pha trà hoa hòe để thưởng thức. Thậm chí, bạn có thể pha trà hoa hòe để cả gia đình sử dụng. Vì không chỉ người cao tuổi mà tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh tim hay gặp các biến chứng nguy hiểm ở tim cũng không ngừng tăng.
An thần, giảm mất ngủ
Mất ngủ là vấn đề mà nhiều người đang phải đối mặt. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: làm việc căng thẳng, hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, ngày ngủ nhiều hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, không tỉnh táo để học tập, làm việc, thậm chí là suy nhược cơ thể.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên áp dụng thói quen ngủ nghỉ hợp lý. Đồng thời, sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ như hoa hòe. Cụ thể, nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hoa hòe có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, lương huyết, an thần để giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Hơn nữa, loại hoa này an toàn khi sử dụng ở liều lượng vừa phải. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm dùng hoa hòe hỗ trợ điều trị mất ngủ mà không lo gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Hỗ trợ giảm cân an toàn
Một công dụng ít người biết của hoa hòe là hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả. Vì đây là dược liệu có khả năng giảm mỡ máu, kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể để cơ thể trở nên thon gọn, khỏe khoắn hơn. Ở gan, các hợp chất hữu ích trong hoa hòe giúp giảm hiện tượng bám dính của các chất béo trong mô gan, phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ và các rối loạn sức khỏe khi chức năng gan suy giảm.
Nhìn chung, thói quen uống trà hoa hòe tại nhà có thể giúp bạn điều chỉnh trọng lượng cơ thể, giảm lượng chất béo dư thừa. Với người đang áp dụng thực đơn ăn kiêng giảm cân, trà hoa hòe càng là đồ uống mà bạn không thể bỏ qua. Với mùi hương độc đáo và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, thức uống này sẽ giúp hành trình giảm cân của bạn trở nên thú vị, thuận lợi hơn.
Giảm đau do viêm khớp
Hoa hòe có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh. Các thực nghiệm thực tế cho thấy, hoạt chất trong hoa hòe có thể làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật. Ví dụ như chuột. Nó cũng có tác động tích cực với bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.
Dĩ nhiên, bên cạnh phương pháp giảm đau, chống viêm bằng hoa hòe. Người bệnh viêm khớp nên kết hợp thêm nhiều liệu pháp hỗ trợ điều trị khác như châm cứu ở các huyện lân cận khớp bị sưng đau, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các vitamin nhóm B và nhóm C để giảm viêm khớp. Đồng thời, xây dựng chế độ tập luyện phù hợp ngay cả khi khi khớp bớt sưng đau.
Cách pha trà hoa hòe đơn giản tại nhà
Nếu dùng dưới dạng thuốc sắc, bạn chỉ nên uống khoảng 5 – 20g hoa hòe/ ngày. Nhưng nếu pha trà hoa hòe thì bạn có thể dùng từ 20 – 30g. Cách pha trà hoa hè rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Bước 1: Cho hoa hòe khô vào ấm trà. Tốt nhất nên chọn loại ấm sứ hoặc ấm gốm chuyên dùng pha trà. Vì những loại ấm này có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, có thể chiết nhiều dược chất quý trong hoa nhài khô hơn. Nếu không có các loại ấm này, bạn có thể dùng bình uống nước bằng thủy tinh hoặc cốc sứ có nắp đậy.
- Bước 2: Đun nóng nước. Dùng nước nóng để tráng trà. Sau đó, rót nước nóng khoảng 90 – 95 độ đầy ấm để pha trà hoa hòe. Bạn có thể rót nước ấm theo tỉ lệ 10g hoa hòe ứng với khoảng 100ml nước. Nếu muốn uống đậm hoặc nhạt hơn, bạn có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
- Bước 3: Đậy kỹ ấm trà và đợi từ 5 – 7 phút. Trong khoảng thời gian này, nụ hoa hòe sẽ dần ngấm nước và chìm xuống. Khi nụ hoa chìm hết,bạn có thể rót trà ra ly để thưởng thức (trường hợp sau 7 phút nụ hoa hòe vẫn chưa chìm thì có nghĩa là bạn dùng nước chưa đủ nóng).
- Bước 4: Uống hết nước trà lần một, bạn có thể châm thêm nước lần 2, lần 3 để thưởng thức. Trường hợp không muốn pha như pha trà xanh, bạn có thể cho hoa hòe khô vào nồi, đổ nước vào đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút. Lọc lấy nước để thưởng thức.
Các cách dùng hoa hòe khô tốt cho sức khỏe khác
Pha trà hoa hòe, đun nước hoa hòe là các cách dùng đơn giản, hiệu quả nhất của vị thuốc này. Nhưng ngoài cách dùng như đồ uống hàng ngày, bạn có thể áp dụng một vài bài thuốc đơn giản tại nhà từ hoa hòe khô. Có thể kể đến một số bài thuốc được BS Phạm Thị Thục chia sẻ trên báo Sức Khỏe Đời Sống như:
- Chữa các loại xuất huyết nội tạng với biểu hiện đi ngoài ra máu: Bạn có thể dùng hoa hòe khô 10 – 15g (đã sao qua lửa) hoặc quả hòe 8 – 10g. Cho vào nồi, sắc lấy nước uống. Cũng có thể áp dụng công thức hoa hòe 20g, địa đu 10g (sao đen), diếp cá 12g. Cho tất cả vào ấm với 300ml nước, sắc còn 200ml để uống trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Người bệnh có thể lấy hoa hòe khô và hạt muồng muồng hai vị bằng nhau. Sao kỹ, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 5g. Nên uống từ 3 – 4 lần/ ngày hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm với nước uống thay trà.
- Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: Nếu bị sốt xuất huyết nhưng sốt đã lui, chỉ còn triệu chứng xuất huyết nhẹ thì có thể dùng bài thuốc từ hoa hòe để giảm tình trạng xuất huyết. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần lấy hoa hòe và hạt muồng, sao tán bột. Mỗi ngày dùng 10 – 20g. Bài thuốc này cũng chữa chảy máu dưới da và giảm tình trạng trẻ em hay bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, khó ngủ.
Lưu ý khi dùng hoa hòe khô
Để hoa hòe phát huy tối đa công dụng, bạn nên biết các lưu ý trong quá trình pha và sử dụng hoa hòe khô:
- Người pha trà hoa hòe có thể điều chỉnh lượng nước theo thói quen uống trà của bản thân. Tuy nhiên, không nên cho quá ít nước vì nước hoa hòe không ngọt thơm như nhiều loại trà hoa khác. Nếu cho quá đặc, bạn có thể cảm thấy nước trà đắng, khó uống. Thậm chí, nếu mới uống trà hoa hòe, bạn có thể pha loãng hơn. Vì trà loãng sẽ có màu vàng nhạt và vị ngọt dịu khá dễ uống.
- Nụ hoa hòe không độc, không gây tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng. Nhưng một số người đang có tâm lý lạm dụng quá mức. Khi lạm dụng, hoa hòe có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ, ở người bị tiêu chảy, nếu dùng liều vừa phải, hoa hòe sẽ hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng quá nhiều, nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
- Hoa hòe có tính hàn nên những người hay bị đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu… không nên sử dụng. Nếu cần dùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách dùng phù hợp nhất.
- Những đối tượng nhạy cảm như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai, đang cho con bú cũng không được tự ý dùng hoa hòe.
- Hoa hòe có tác dụng trong việc điều trị cao huyết áp. Vì vậy, những người đang bị huyết áp thấp không nên dùng vì có thể gây chóng mặt, choáng váng….
Hoa hòe mua ở đâu tốt nhất?
Hoa hòe có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. Hơn nữa, nhiều người đánh giá, đây là loại trà thơm ngon, dễ uống. Nó lại an toàn với cả những người cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể…. Nhưng khi mua và sử dụng hoa hòe, bạn cần chú ý mua hoa hòe chất lượng cao, do các nhà sản xuất uy tín cung cấp.
Tránh mua các sản phẩm hoa hòe kém chất lượng, quy trình chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hay loại hoa hòe để lâu mà không được bảo quản cẩn thận gây biến chất…. Những sản phẩm kém chất lượng này có thể có các thành phần gây hại cho sức khỏe người dùng. Khiến bạn không thể phòng bệnh, không hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe mà còn rước bệnh vào người.
Nhìn chung, nếu muốn sử dụng hoa hòe và đang băn khoăn hoa hòe mua ở đâu tốt nhất, bạn nên liên hệ với Trà Biếu. Đây là địa chỉ chuyên bán các sản phẩm trà cao cấp, trong đó có các loại trà hoa với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Địa chỉ này còn luôn công khai giá bán, thông tin về sản phẩm để bạn yên tâm sử dụng. Cụ thể, giá sản phẩm nụ hoa hòe khô đóng túi 1,000g dùng để pha trà của Trà Biếu là 200,000 VNĐ.
Sản phẩm có thời hạn sử dụng lên đến 12 tháng để bạn thoải mái hãm nước uống hàng ngày. Hơn nữa, trên bao bì sản phẩm cũng có các hướng dẫn sử dụng cơ bản để bạn dễ dàng xác định được cách dùng an toàn, tốt cho sức khỏe.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.