Hiện trên thị trường có hai loại hoa atiso là atiso đỏ và atiso xanh hay còn gọi là hoa atiso Đà Lạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ xem hoa atiso xanh có tốt không? Mua loại hoa atiso này ở đâu? Cách dùng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Thông tin chung về hoa atiso
Hoa atiso đang được dùng trong việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các loại hoa atiso và công dụng của chúng. Đặc biệt là giữa atiso đỏ – loại hoa được lấy từ cây bụp giấm với tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L. và atiso xanh – loại cây có tên khoa học là Cynara scolymus L.
Theo đó, tên gọi hoa atiso xanh bắt nguồn từ việc bông hoa có màu xanh. So với atiso đỏ, bông atiso xanh thường lớn hơn nhiều. Ngoài màu xanh, đôi khi nụ hoa có thể hơi ngả sang màu tím.
Tuy nhiên, dù nụ hoa màu xanh hay màu phớt tím thì cây cũng có một số đặc điểm hình thái cơ bản như: cây thường cao 1m hoặc hơn. Trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá atiso xanh to mọc, cách kiếm. Lá bị khía sâu, có gai. Lật xem mặt dưới lá sẽ thấy một lớp lông trắng mỏng. Cụm hoa hình đầu màu xanh hoặc hơi tím. Lá bắc của cụm hoa dài và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa cũng ăn được.
Về nguồn gốc, atiso xanh có nguồn gốc từ lưu vực Địa Trung Hải. Nó chủ yếu được trồng để lấy nụ hoa. Ở Việt Nam, atiso xanh được trồng chủ yếu ở những tỉnh có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt. Do đó, nếu đến đây du lịch, bạn có thể khám phá những vườn hoa atiso bạt ngàn.
Hoa atiso có tác dụng gì?
Công dụng của hoa atiso xanh (gọi tắt là hoa atiso) có phần khác so với atiso đỏ (hay gọi còn gọi là hoa bụp giấm). Cụ thể, các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, hoa atiso có nhiều lợi ích trong việc giảm lượng đường trong máu, cải thiện hệ thống tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường chức năng gan….
Thậm chí, chiết xuất atiso với nồng độ các hợp chất cao đã xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của những hãng dược phẩm uy tín. Nó cũng được nhiều người dùng như một loại thực phẩm bổ sung hữu ích hàng ngày. Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hoa atiso mà người quan tâm đến loại thảo dược lành tính này cần biết.
Giàu dưỡng chất
Đáp án đầu tiên của câu hỏi hoa atiso có tác dụng gì là giàu dưỡng chất. Vì là nguồn cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng hữu ích nên bạn có thể thêm bông atiso vào chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng thiếu chất, giúp cơ thể thêm khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
Thậm chí, nguồn dưỡng chất phong phú trong bông atiso cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Có thể kể đến các thành phần chính trong nụ hoa atiso tươi như:
- Carbs: 13,5g
- Chất xơ: 6,9g
- Chất đạm: 4,2g
- Chất béo: 0,2g
- Vitamin C: 25% RDI
- Vitamin K: 24% RDI
- Thiamine: 6% RDI
- Riboflavin: 5% RDI
- Niacin: 7% RDI
- Vitamin B6: 11% RDI
- Folate: 22% RDI
- Sắt: 9% RDI
- Magie: 19% RDI
- Phốt pho: 12% RDI
- Kali: 14% RDI
- Canxi: 6% RDI
- Kẽm: 6% RDI….
Không chỉ ít chất béo, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… mà hoa atiso còn là nguồn cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoa atiso thường xuyên nằm trong danh sách những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Vì giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp bạn ngăn chặn tác hại của gốc tự do, giúp cơ thể của bạn luôn tươi trẻ. Với em phụ nữ, hoa atiso càng là giải pháp cho nhan sắc rạng ngời.
Giảm cholesterol ‘xấu’ và tăng cholesterol ‘tốt’
Nhóm bệnh tim mạch đang đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Hơn nữa, nếu trước kia, bệnh tim chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi thì ngày nay, độ tuổi mắc bệnh tim đang có xu hướng giảm dần. Những người trẻ có lối sống không lành mạnh, áp lực cuộc sống, công việc nặng nề cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ dễ mắc bệnh tim hoặc đơn giản là muốn bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh thì có thể ăn hoặc pha trà từ hoa atiso khô. Vì chiết suất trong hoa atiso có tác động tích cực đến mức cholesterol trong cơ thể. Theo các nghiên cứu thực tế trên bệnh nhân có lượng cholesterol trong máu cao, các hợp chất hữu ích trong hoa atiso có thể làm giảm cholesterol ‘xấu’ và tăng cholesterol ‘tốt’.
Thậm chí, loại hoa này còn chứa một chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự hình thành cholesterol trong cơ thể. Nó cũng khuyến khích để cơ thể bạn xử lý cholesterol hiệu quả hơn, dẫn đến mức cholesterol tổng thể thấp hơn.
Khi cholesterol ‘xấu’ giảm, cholesterol ‘tốt’ tăng, trái tim của bạn sẽ khỏe mạnh, tránh được một số vấn đề do cholesterol xấu gây ra.
Điều hòa huyết áp
Không chỉ tác động đến lượng cholesterol trong cơ thể, atiso xanh còn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa huyết áp. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện ở 98 người đàn ông bị huyết áp cao cho thấy, việc sử dụng atiso xanh hoặc chiết xuất từ atiso xanh hàng ngày trong 12 tuần liên tiếp làm giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Mức giảm trung bình lần lượt 2,76 và 2,85 mmHg.
Dù cơ chế điều hòa huyết áp của hoa atiso xanh vẫn chưa hoàn toàn được làm rõ. Nhưng có ý kiến cho rằng, tác dụng này đến từ lượng kali dồi dào bên trong mỗi bông hoa. Vì kali vốn được biết đến là khoáng chất có khả năng ổn định huyết áp hiệu quả….
Nhìn chung, người cao huyết áp có thể mua hoa atiso khô về pha trà để sử dụng thường xuyên. Loại trà này sẽ giúp bạn ổn định huyết áp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp gây ra.
Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Công dụng tiếp theo của hoa atiso Đà Lạt là cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Vì hoa atiso là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Nó có thể thúc đẩy các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Qua đó, giảm nguy cơ mắc một số chứng bệnh như táo bón, tiêu chảy hay ung thư đại tràng.
Các nghiên cứu cho thấy, trong nụ hoa atiso có inulin – một loại chất xơ hoạt động như chất tiền sinh học. Cụ thể, một nghiên cứu được tiến hành với 12 người trưởng thành đã tiêu thụ chiết xuất atiso có chứa inulin mỗi ngày trong 3 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cải thiện rõ rệt về vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là các vi khuẩn có ích. Chiết xuất từ nụ hoa atiso cũng giúp giảm các triệu chứng khó tiêu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và ợ chua.
Không chỉ nụ hoa mà lá atiso cũng có tác dụng tích cực với đường tiêu hóa. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện trên 247 người đang bị triệu chứng khó tiêu cho thấy việc tiêu thụ chiết xuất lá atiso hàng ngày trong 6 tuần liên tiếp làm giảm triệu chứng đầy hơi, no lâu.
Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là vì cynarin – một hợp chất tự nhiên có trong lá atiso. Nó có thể kích thích sản xuất mật, tăng nhu động ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa một số loại chất béo – nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là khái niệm để chỉ các vấn đề về đường tiêu hóa có thể gây đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón và đầy hơi. Trong khi đó, một số hợp chất trong atiso xanh có đặc tính chống co thắt. Nghĩa là nó có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng thường gặp trong IBS. Nó cũng có tác dụng trong việc cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm viêm.
Hơn nữa, các công dụng tích cực của hoa atiso xanh với hội chứng ruột kích thích (IBS) đã được nghiên cứu cụ thể chứng minh. Theo đó, một nghiên cứu được thực hiện ở người bị IBS đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ chiết xuất atiso hàng ngày trong 6 tuần giúp người bệnh giảm triệu chứng. Đặc biệt, 96% tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đánh giá phương pháp này cho hiệu quả tương đương, thậm chí là tốt hơn so với các phương pháp điều trị IBS khác. Ví dụ như thuốc chống tiêu chảy hay thuốc nhuận tràng….
Do đó, nếu đang mắc các triệu chứng IBS thì bạn hoàn toàn có thể nấu nụ hoa atiso xanh tươi để ăn hoặc pha trà từ hoa atiso khô.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Atiso nói chung với chiết xuất từ atiso xanh nói riêng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu được thực hiện với 39 tình nguyện viên là người lớn, đang trong tình trạng thừa cân cho thấy, tiêu thụ chiết xuất đậu tây và atiso hàng ngày trong 2 tháng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Một nghiên cứu nhỏ khác lại chứng minh việc tiêu thụ atiso luộc trong bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu và mức insulin. Kết quả giảm này được ghi nhận sau 30 phút kể từ thời điểm ăn. Dù các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn làm rõ cơ chế tác động của chiết xuất atiso đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã có cũng đủ để chứng minh rằng loài hoa này đang mang lại nhiều tác động tích cực với người có hàm lượng đường trong máu cao.
Do đó, nếu đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đang có nguy cơ mắc căn bệnh này, bạn có thể dùng hoa atiso. Việc dùng trà hoa atiso tại nhà sẽ giúp bạn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách an toàn, đơn giản.
Phòng chống ung thư
Ung thư đang cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tại Việt Nam, căn bệnh này được xếp vào nhóm những căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chia sẻ, con người hoàn toàn có thể phòng chống ung thư bằng cách xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, bạn có thể thêm hoa atiso xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Vì các nghiên cứu trên động vật vào ống nghiệm đã ghi nhận rằng, chiết xuất từ atiso làm giảm sự phát triển của tế bào u ác tính (ung thư). Với lượng chất chống oxy hóa phong phú, bao gồm rutin, quercetin, silymarin và axit gallic…. Atiso nói chung và các sản phẩm từ atiso nói riêng như trà hoa atiso giúp cơ thể chống lại gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.
Thậm chí, silymarin – một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hoa atiso xanh còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư da hiệu quả (đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm).
Cách dùng hoa atiso xanh
Ở Việt Nam, hoa atiso xanh được trồng nhiều ở Đà Lạt. Vì vậy, nếu sống ở Đà Lạt hoặc các vùng lân cận, bạn hoàn toàn có thể mua hoa atiso xanh về nấu ăn. Đây là cách để bạn bổ sung lượng lớn chất xơ, khoáng chất, vitamin và các hoạt chất tốt cho cơ thể. Trường hợp không mua được hoa atiso tươi, bạn có thể chọn các sản phẩm hoa atiso khô chất lượng cao như sản phẩm hoa atiso Đà Lạt sấy khô của thương hiệu Eco Health. Cụ thể:
Cách nấu hoa atiso tươi
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn nụ hoa atiso tươi, mới hái, không sâu bệnh. Sau đó, bóc bỏ những cánh hoa bị khô, rập và rửa sạch. Cho vào nồi hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo. Bạn cũng có thể chế biến các món ăn độc lạ hơn từ hoa atiso. Ví dụ như nhồi thịt hoặc tẩm bột để chiên giòn. Tùy vào phương pháp ăn hoa atiso được chọn mà bạn sẽ cần ghi nhớ các lưu ý riêng trong việc chế biến.
Ví dụ như với phương pháp hấp, bạn cần mất thời gian từ 20 – 40 phút tùy vào kích cỡ của nụ hoa. Với phương pháp nướng, bạn sẽ phải bật lò nướng ở nhiệt độ 350 độ F trong vòng 40 phút. Nhìn chung, nếu có hoa atiso xanh tươi, bạn có thể dễ dàng chế biến thành các món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Cách pha trà hoa atiso
Việc để hoa atiso tươi quá lâu có thể ảnh hưởng đến hương vị và các hoạt chất bên trong nụ hoa. Vì vậy, nếu không gần vùng trồng hoa atiso xanh, bạn có thể trực tiếp mua các sản phẩm hoa khô chất lượng cao để pha trà hoặc đun nước uống. Ở dạng khô, hoa atiso không chỉ dễ bảo quản, vận chuyển mà còn có dược tính ổn định. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng một cách đơn giản ngay tại nhà. Không cần lo việc bảo quản 2 sơ chế. Dưới đây là cách pha trà từ hoa atiso khô:
- Pha như pha trà xanh thông thường: Chỉ cần cho 10 – 20g hoa atiso khô vào ấm nước. Dùng nước sôi tráng qua. Sau đó, rót nước cho đầy ấm, để từ 5 – 7 phút rồi sử dụng.
- Nấu nước từ nụ hoa atiso khô: Với cách này, bạn cũng cần chuẩn bị 10 – 20g hoa atiso khô. Cho vào nồi, dùng nước rửa sạch. Sau đó, thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi, hạ lửa nhỏ, để nước sôi trong vòng 2 – 3 phút. Tắt bếp, lọc lấy nước để uống.
Với nước hoa atiso, bạn có thể uống nóng hoặc thêm đá để uống lạnh. Bạn cũng có thể điều chỉnh lượng nước tùy ý cho phù hợp với thói quen dùng trà của bản thân.
Lưu ý khi sử dụng hoa atiso
Việc sử dụng hoa atiso và các sản phẩm từ hoa atiso xanh như trà làm từ nụ hoa khô được đánh giá là an toàn. Nó gần như không có tác dụng phụ với người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn một cách tối đa, bạn nên biết những trường hợp cần thận trọng hoặc không nên dùng hoa atiso như:
- Người có tiền sử dị ứng với trà hoặc chiết xuất atiso. Những người bị dị ứng với các thảo dược cùng họ như hoa cúc, hoa hướng dương cũng nên thận trọng khi dùng loại trà hoa này.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng chiết xuất từ hoa atiso. Nếu dùng trà, bạn chỉ nên dùng ít, pha loãng….
- Người tắc nghẽn ống mật hoặc bị sỏi mật cũng nên tránh atiso và các sản phẩm từ loài hoa này. Vì nó có khả năng thúc đẩy tiết dịch mật.
- Về liều lượng, hiện chưa có khuyến cáo khoa học về liều dùng chuẩn nhất với hoa atiso. Nhưng với trà hoa khô, bạn không nên dùng quá 40g/ người/ ngày.
Hoa atiso bán ở đâu?
Nếu ở Đà Lạt, bạn có thể dễ dàng mua hoa atiso xanh tươi. Thậm chí, có thể trực tiếp đến vườn trồng để mua nụ hoa mới hái. Nhưng nếu đang sinh sống, làm việc ở các thành phố xa Đà Lạt (ví dụ như Hà Nội hay TPHCM…) thì việc mua hoa atiso tươi sẽ khó khăn hơn nhiều. Thay vì mua hoa tươi, bạn nên chọn các sản phẩm hoa khô được đóng gói cẩn thận như nụ hoa atiso sấy khô mang thương hiệu Eco Health của Trà Biếu.
Sản phẩm không chỉ được làm từ hoa atiso Đà Lạt chất lượng cao, đã được tuyển chọn kỹ lưỡng mà còn được sản xuất bảng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo sản phẩm an toàn, sạch sẽ. Hoa atiso bán tại Trà Biếu cũng được đóng gói cẩn thận, bao bì đẹp để bạn dễ dàng bảo quản, sử dụng sản phẩm. Thậm chí, vì có bao bì đẹp nên bạn có thể dùng hoa atiso khô để làm quà tặng người thân, bạn bè.
Thông tin chi tiết về quy cách đóng gói, giá bán, cách mua hoa atiso khô tại Trà Biếu, bạn có thể liên hệ ngay theo hotline: 0934806996 / 0889635960 để được tư vấn. Ngoài hoa atiso, Trà Biếu còn rất nhiều loại trà hoa, trà thảo dược chất lượng cao khác để bạn thoải mái lựa chọn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.