Giới thiệu cây chè dây
Cây chè dây còn gọi là cây chè hoàng gia , còn có tên là cây song nho và một số tên của dân tộc Tày Nùng như là khau rả… Tên khoa học của nó là Ampelopsis Cantoniensis Planch thuộc họ nho (Vintaceae).
Đặc điểm hình thái của cây chè dây là thuộc cây leo nhưng thân và cành khá cứng và có nhiều lông. Lá thì là lá mọc kép lông chim và khai lỏng và lông chim lẻ và lá kép của nó có thể có từ 3-7 lá, mép lá thì có răng cưa, mặt trên của lá thường có đốm trắng và mới nhìn qua thì ta thường đó là những đám bị nấm mốc và nó thường có tua cuốn để leo và tua cuốn thường mọc đối với lá kép lông chim và nó chẻ đôi.
Hoa của cây chè dây thì rất nhiều hoa có màu trắng, hoa bé và hoa mẫu 5 tức là có 5 lá đài 5 cánh hoa. Quả của nó là loại quả bé khi nó chín thì có màu đen và trong đấy có 3-4 hạt. Cây chè dây có ở nhiều nước trên thế giới ví dụ như Ấn Độ, Trung Quốc. ở nước ta thì nó mọc nhiều ở các vùng núi như Lào Cai, Hà Giang.
Công dụng chè dây
“Theo những nghiên cứu gần đây của y dược học hiện đại thì thành phần hóa học của chè dây là các hợp chất flavonoid đó là các hợp chất có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có thể có tác dụng cầm máu. Cái hợp chất thứ 2 cũng có rất nhiều trong chè dây đó là tanin là một loại hợp chất đa phenol. Khi nghiên cứu tác dụng dược lý thì cho thấy là chè dây có tác dụng kháng khuẩn, có thể diệt được một số loại vi khuẩn và nó có tác dụng chống oxi hóa khá rõ. Và cái thứ 3 độc tính của nó rất thấp.
Theo y học cổ truyền chè dây có vị đắng, tính mát, nó có 3 tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp. Và chính nhờ lợi thấp đó mà nó kiện tỳ đó cho nên đồng bào các dân tộc họ hay dùng nó để chữa những chứng đau bụng chung trong đó có bệnh đau dạ dày.
Bài thuốc sử dụng chè dây
Cây chè dây mới được đưa vào sử dụng chính thức trong khoảng hơn 10 năm nay. Thực tế thì các lương y cũng ít sử dụng cây chè dây để cấu tạo thành những bài thuốc. Tuy nhiên hiện nay có những dạng sử dụng.
Thứ nhất là người ta dùng cây chè dây uống như uống trà và trên thị trường cũng đã có các sản phẩm chè dây đóng gói thành từng lạng từng cân và người dùng có thể mua về lấy một nắm chè dây đó đun nước uống hoặc hãm như chè uống.
Sản phẩm thứ 2 một số nơi người ta chế thành trà tan, người ta chiết xuất các hoạt chất trong đó và người ta đóng gói, khi uống thì ta chỉ cần nhúng vào cốc nước sôi nó tan ra là ta uống, hay còn gọi là trà túi lọc.
Loại sản phẩm thứ 3 nó tinh chế hơn và trong đấy chủ yếu là các flavonoid ví dụ như trường đại học Dược có sản phẩm là ….. trong đấy có 50% là flavonoid. ở viện dược liệu có sản phẩm là … trong đấy hàm lượng flavonoid đến 80%.
Theo tôi thì tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể chọn sản phẩm nào để dùng cũng chưa hẳn là sản phẩm nào tốt nhất. Thí dụ như những người hay đi công tác xa có thể sử dụng sản phẩm trà tan ta uống và đơn giản hơn nữa ta có thể dùng những viên con nhộng ta uống. Còn nếu mà ta có thể đun nấu được ta hãm trà được thì ta mua chè dây đóng gói.
Bộ phận chè dây được sử dụng như thế nào ?
Chè dây bộ phận dùng nó là cành mang lá và càng nhiều lá càng tốt. Và cách dùng của nó như theo y dược học hiện đại nghiên cứu thì trong đó nó có cái thành phần hóa học là flavonoid nó có tác dụng là chống viêm kháng khuẩn. Và thành phần thứ 2 là tanin, theo y học cổ truyền nó có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc tức là chống viêm và trừ thấp. Khi trừ thấp như vậy nó phát huy tác dụng kiện tỳ của nó rất tốt. cho nên những người bị bệnh về đường tiêu hóa nói chung ăn uống kém, trong đó có bệnh dạ dày thì ta có thể sử dụng chè dây.
Lưu ý khi sử dụng chè dây
Thành phần của chè dây ngoài flavonoid nó có khá nhiều tanin, mà tanin là một cái hợp chất mà nếu ta dùng thường xuyên kéo dài thì nó có thể gây ra táo bón. Cho nên là ta cũng lưu ý nếu không cần thiết thì ta cũng không nên dùng thường xuyên, liều cao, kéo dài.
Cái thứ 2 với những bệnh nhân bị đau dạ dày mà bị suy nhược nặng thì bên cạnh chè dây ta có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bổ kiện tỳ khác ví dụ như ta có thể dùng những phương thuốc như tướng quân, bổ trung ích khí để kèm theo nâng cao thể lực bệnh nhân lên.
Và cái thứ 3 nếu như bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày cấp và y học hiện đại đã xét nghiệm, chuẩn đoán trong đó có vi khuẩn helicobacter pylori thì theo tôi nên kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền tức là ta dùng kháng sinh diệt vi khuẩn HP đó bởi vì hiện nay đa số trường hợp bị viêm dạ dày vì vi khuẩn HP đó gây ra. Và khi mà ta dùng kết hợp kháng sinh để diệt vi khuẩn đó với những chế phẩm có chè dây thì tôi nghĩ là nó có tác dụng rất là tốt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.